Cellulose Là Gì? Ứng Dụng Vải Sợi Cellulose Trong May Mặc

Ngày đăng: 01:37 PM, 10-06-2020 7,709 lượt xem

Hiện nay, trên thị trường may mặc có rất nhiều các loại sợi vải khác nhau với đặc tính và giá thành đa dạng. Theo thống kê thì các loại vải sợi được phân theo nguồn gốc sợi vải và được chia thành 3 nhóm: vải sợi tự nhiên, vải sợi tổng hợp và vải sợi pha. 

Bạn đã từng nghe đâu đó về cái tên sợi cellulose? Bạn đang thắc mắc về sợi cellulose là gì và những ứng dụng của vải sợi cellulose? Đồng Phục Miền Trung mời bạn đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu thông tin nhé.

1. Tìm Hiểu Về Nguồn Gốc Của Sợi Cellulose

Cellulose là thành phần chính của tế bào thực vật như: bông, gai, đay, lanh... Sợi cellulose dùng trong may mặc được dệt từ sợi bông của cây bông vải pha trộn cùng nhiều thành phần hóa học khác.  

Vải sợi bông (Cellulose) còn được gọi với cái tên là vải cotton trong may mặc ngày nay. 

cellulose là gì

>>> Tìm hiểu ngay: Chất Liệu Cotton Là Gì? Tất Tần Tật Về Vải Cotton

Bất kỳ một chất liệu vải nào cũng tồn tại song song những ưu điểm và hạn chế riêng không giống nhau. Vải cellulose cũng không ngoại lệ, và sau đây là một số thông tin bạn nên biết: 

2. Ưu Nhược Điểm Của Vải Sợi Cellulose

Ưu điểm:

Sợi bông là loại sợi thiên nhiên nên mang nhiều ưu điểm nên được lựa chọn sử dụng nhiều. Những ưu điểm của sợi vải này có thể kể đến như:

  • Khả năng hút/thấm nước cao. Sợi bông có thể thấm nước đến 65% so với trọng lượng. Chính vì vậy mà các loại quần áo may bằng chất liệu này mang lại cảm giác thoáng mát và rất dễ chịu. Đặc biệt rất thích hợp để may các trang phục cho ngày hè nóng bức và phù hợp với khí hậu nhiệt đới.
  • Thân thiện với da người (không gây ngứa, mẩn đỏ) và không tạo nên các nguy cơ dị ứng.
  • Không hòa tan trong nước, khi ẩm ướt sẽ dẻo dai hơn khi khô ráo. 
  • Khả năng chịu được mối mọt và các côn trung rất cao
  • Dễ cháy nhưng có thể nấu trong nước sôi để tiệt trùng.
  • Sợi càng dài càng có chất lượng cao.
  • Khả năng chịu nhiệt và cách nhiệt của sợi vải cực tốt.
  • Giặt tẩy dễ dàng

sợi cellulose

Nhược điểm:

Bên cạnh nhiều những ưu điểm vượt trội, sợi cellulose cũng có những điểm hạn chế như:

  • Vải dễ bị co rút
  • Dễ nhăn nhàu nên cần phải ủi nhiều lần, khi ủi xong khó giữ nếp
  • Sợi có khuynh hướng dính bẩn và dính dầu mỡ cao 
  • Độ bền vải không cao, bền với chất kiềm, nhưng không bền với axit và có thể bị vi sinh vật phân hủy
  • Dễ chảy xệ hoặc bị kéo dãn

Mặc dù khá nhiều nhược điểm nhưng nhờ công nghệ hiện đại cho phép ứng dụng các hóa chất và thành phần khác vào sợi vải để cải thiện những điểm còn hạn chế, nhờ đó mà sợi cellulose có độ bền hơn, đẹp hơn và giữ nguyên vẹn những ưu điểm vốn có của vải.

3. Tìm Hiểu Về Cách Nhận Biết Vải Cellulose 

Với thành phần thiên nhiên được dệt từ sợi cây bông - loại cây xuất hiện từ rất lâu trước đây. Chỉ với những phương thức đơn giản chúng ta đã có thể nhận biết được chất vải này. Dưới đây là những cách đơn giản để phân biệt vải cellulose:

  • Kéo nhẹ cho đứt sợi vải sẽ thấy dai và chỗ bị đứt không bị xù lông.
  • Khi vò nhẹ vải sợi bông để lại nhiều nếp nhăn
  • Khi đốt vải cháy nhanh và có mùi như giấy cháy, tro vải trắng mủn nhanh
  • Khi đổ nước lên bề mặt vải, vải thấm hút nước rất tốt, phần vải bị ướt loang ra rất nhanh

4. Ứng Dụng Của Vải Sợi Bông Trong Cuộc Sống

ứng dụng sợi cellulose

Chất liệu vải sợi bông với nhiều ưu điểm vượt trội mang đến cho loại vải này nhiều khả năng ứng dụng cao trong cuộc sống ngày nay:

  • Vải sợi bông dùng may quần áo cho mùa hè, phù hợp để may quần áo cho trẻ em, người già, người bị bệnh, trang phục lao động và đồ mặc trong quân đội.
  • Vải cotton cũng thích hợp cho đồ dùng sinh hoạt cần hút ẩm tốt như: ga gối, chăn đệm, tấm trải giường, khăn bàn...
  • Ngoài ra, vải sợi bông còn được dùng làm thành phần trong các chất liệu tổng hợp.

>>> Xem thêm: Chất Liệu Vải Áo Đồng Phục Phổ Biến

5. Bảo Quản Vải Sợi Bông (Vải Cotton)

Bảo quản vải cotton rất đơn giản. Lưu ý một số điểm sau là bạn hoàn toàn có thể giữ cho vải luôn bền đẹp:

  • Nhiệt độ ủi thích hợp từ 180 đến 200 độ C. Dễ ủi hơn khi vải ẩm do đó nên phun hơi hoặc làm ẩm trước khi ủi.
  • Giặt bằng xà phòng kiềm.
  • Sấy khô hoặc phơi vải ngoài nắng.
  • Cất giữ nơi khô ráo để tránh vải bị ẩm mốc.

Trên đây là một số kiến thức tổng quan về sợi celluloseXưởng in đồng phục chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp hay có ý kiến đóng góp cho bài viết được đầy đủ hơn, hãy để lại lời nhắn của bạn cho chúng tôi nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

>>> Liên hệ với Xưởng may đồng phục Đà Nẵng ngay