Bạn biết gì về nguồn gốc của áo đồng phục mà lớp bạn vẫn sử dụng hằng ngày? Hãy cùng Xưởng áo đồng phục chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc của áo đồng phục cùng những sự thay đổi của đồng phục qua từng gia đoạn thời gian bạn nhé!
1. Áo Thun Đồng Phục Là Gì?
Áo thun hay với cái tên phổ biến khác là áo phông được may từ chất liệu co giãn, thích hợp với mọi đối tượng sử dụng từ già đến trẻ, nam hay nữ... Áo thun theo cách gọi tiếng Anh là T-shirt bởi kiểu dáng áo này tương tự chữ T.
Thông thường, áo thun có thiết kế ngắn tay, cổ tròn, được may bằng vải thun cotton. Hiện nay, áo thun đã có nhiều kiểu dáng hơn như áo thun cổ bẻ, áo thun cổ tim. áo raglan…. và được sử dụng làm đồng phục của rất nhiều tập thể, tổ chức.
2. Nguồn Gốc Của Áo Đồng Phục
Ít ai biết rằng nguồn gốc của áo đồng phục bắt đầu từ chiếc áo lót của Quân đội Châu Âu trong những năm Thế Chiến thứ II. Nhưng bạn biết không nó chỉ thực sự trở nên nổi tiếng và phổ biến khi có sự “hâm mộ” của lính Mỹ.
Trong thời gian tham chiến, các lính Mỹ phát hiện bên trong những bộ quân phục quân Đội lạnh lùng là hàng tá những vật dụng như súng ống leng keng, chúng khác với những người lính quân đội đồng minh châu Âu bao giờ cũng mặc chiếc áo lót bằng chất thun mềm mại.
Cái áo lót của phe đồng minh với khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời và kiểu dáng dễ thích ứng của nó, đã nhanh chóng làm nên một hiện tượng thời trang trong giới nhà binh Mỹ.
Tại Mỹ, có lẽ áo thun sẽ mãi mãi chỉ là chiếc áo lót mặc bên trong trang phục quân đội nếu không có sự kiện ngày 13/07/1942. Vào ngày đặc biệt này, tạp chí LIFE nổi tiếng đã đăng hình một anh lính Mỹ khỏe khoắn, gợi cảm với áo thun và quần tây đứng ôm sát người ngay trên trang bìa. Sự kiện này thu hút đông đảo sự quan tâm của mọi người, kể từ đó áo thun được mọi người đón nhận một cách dễ dàng hơn. Bởi tính chất tiện lợi, dễ mặc, dễ phối đồ nên áo thun được chiều chuộng như một đứa con cưng của mọi tầng lớp người trong xã hội, bất kể đẳng cấp sang, hèn, bất kể tuổi tác, giới tính.
Theo thời gian nó dần được phổ biến đối với các thủy thủ, thủy quân lục chiến và các binh chủng khác trong quân đội Mỹ bởi họ thường phải hành quân đến các xứ nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, khi đó bộ đồng phục hải quân thường được các binh lính cởi ra, họ chỉ mặc chiếc áo lót bên trong, đó chính là chiếc áo thun ngày nay và nó cũng được xem như là chiếc áo thun đồng phục đầu tiên trên thế giới.
Từ thời điểm ấy cho đến khi kết thúc chiến tranh, lính Mỹ đã sống cùng chiếc áo thun mọi lúc từ khi ngoài chiến trường, trên bãi tập, chơi thể thao hay cả khi trong quán bar... Có thể nói thời hoàng kim của những chiếc áo thun phải đến những năm 50 của thế kỷ XX.
3. Những Câu Chuyện Thú Vị Xoay Quanh Lịch Sử Của Áo Thun
Như vậy, bạn đã biết "tổ tiên" của chiếc áo thun đồng phục ngày nay rồi nhỉ. Trong suốt thời gian hơn 100 năm hình thành và phát triển, cùng với đó là hàng loạt những câu chuyện thú vị xung quanh. Cùng tìm hiểu tiếp bạn nhé:
Áo thun ban đầu "lạc hậu" với mãi một kiểu dáng
Qua bao thời gian, áo thun vẫn giữ nguyên kiểu dáng với thân hình chữ nhật đúng, hai tay dang ra tạo thành hình chữ T. Giống với cái tên gọi T-shirt của nó.
Áo thun bằng len vào thế kỷ XIX
Bạn không nhầm đâu, vào thế kỷ XIX áo thun được may bằng vải len để chống cảm cúm và giúp da thở. Tuy nhiên, khi nền công nghiệp may mặc phát triển, cụ thể là ngành vải vóc đã có bước tiến vượt bậc thì áo thun được tạo ra với sơi cotton mềm mịn, thoáng mát và đẹp hơn.
Lịch sử áo thun gắn liền với kiểu tay ngắn
Điểm xuất phát từ những chiếc áo lót của quân đội Mỹ nên áo thun từ xưa hay đến thời điểm hiện tại đều có kiểu dáng tay ngắn phổ biến. Bên cạnh đó vẫn có kiểu áo thun không tay với tên gọi 3 lỗ hay nghe màu "sang - xịn" hơn với cái tên Tank-top.
Vào những năm 1920, loại áo này được sử dụng nhiều để đi bơi. Tại thời điểm đó, hồ bơi không được gọi là swimming pool như bây giờ mà được thay thế bởi cái tên swimming tank (bể bơi). Nên áo có tên là Tank-top (áo bể).
Áo thun T-shirt mặc nhiên được xem là chỉ dành cho nam giới
Như đã trình bày ở trên, với nguồn gốc của áo thun đồng phục từ chiếc áo lót của người lính Mỹ. Cho đến năm 1943, quân đội Hoa Kì đổi áo màu từ màu trắng sang màu kaki nhằm mục đích ngụy trang cho người lính.
Thế chiến thứ II kết thúc đã “ cứu” chiếc T-shirt
Vào giữa những năm 50 của thế kỉ XX, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc với chiến thắng thuộc về Hoa Kì. Khi đó, những người lính Mỹ trở về mặc trên mình chiếc áo T-shirt, và từ đó, đây áo thun được coi là biểu tượng của một vẻ đẹp nam tính và mạnh mẽ.
Áo thun trắng & Quần jean là biểu tượng của giới lao động chân tay
Cũng những năm 50 thế kỷ XX, do không muốn gắn liền cùng hình ảnh với giới văn phòng công sở, thế nên giới trẻ nổi loạn đã kết hợp áo thun trắng với quần jeans để bày tỏ thái độ của nhóm người giới lao động chân tay.
4. Các Xu Thế Phát Triển Của Áo Thun Đồng Phục
Mặc dù ban đầu được sử dụng như chiếc áo lót nhưng áo thun hay T-shirt dần phổ biến thành trang phục mặc ngoài được yêu thích. Chúng trở thành phương tiện thể hiện cá tính của bản thân với sự đa dạng về kiểu dáng thiết kế cùng màu sắc và hoạ tiết trên áo.
Áo thun với trào lưu của các fan hiphop được cách tân thành những chiếc áo dài tới đầu gối và rộng thùng thình. Mang lại vẻ ngoài cá tính và phong cách khiến ai cũng yêu thích. Áo thun kiểu dáng dài đôi khi cũng được phái nữ sử dụng như một chiếc áo ngủ.
Ngoài ra, những tín đồ yêu thích phong cách áo sơ mi đã cách tân chiếc áo thun có cổ áo giống như áo sơ mi, tạo nên nét thời trang và thanh lịch. Kiểu áo này thường được gọi là áo thun cổ bẻ hay áo thun polo.
Hay kiểu thiết kế khá được ưa chuộng đó là những áo thun được may ôm sát lấy cơ thể giúp khoe vẻ đẹp hình thể ở cả phái nam và phái nữ. Với cái tên gọi siêu "quốc tế" là áo thun slim fit, không giống với loại áo thun truyền thống được gọi là regular fit.
Với lợi thế là loại áo mang phong cách hiện đại có thể dể dàng biến tấu sáng tạo và in các hình ảnh hoặc câu chữ lên bề mặt áo, áo thun đã trở thành một loại trang phục linh hoạt nhất. Đặc biệt là nhu cầu sử dụng áo thun làm đồng phục. Người ta có thể in rất nhiều chi tiết khác nhau như hoạ tiết, ảnh chân dung, hình vẽ, hoặc một câu khẩu hiệu, với rất nhiều các mục đích khác nhau từ thể hiện cá tính của bản thân người mặc hay làm quà lưu niệm.
5. Áo Thun Đồng Phục Của Hiện Tại
T-shirt cũng là biểu tượng của sự bình đẳng giới tính: vốn dĩ chỉ dành cho nam giới, nhưng ngày nay áo T-shirt đã được phổ cập, ai cũng có thể mặc được dù là nam hay nữ, kể cả cộng đồng LGBT. Hình ảnh trên chiếc áo thun thể hiện quan điểm chính trị, sự bình đẳng cộng đồng, không phân biệt, ai ngày nay cũng đều có thể mặc áo thun trong cuộc sống hằng ngày.
Cùng với sự tiện lợi, năng động, hiện đại của chiếc áo thun mà nhiều quốc gia đã tạo điều kiện cho nó được phát triển rộng rãi hơn. Áo thun không chỉ được sử dụng ở các tập thể lớp học, trường học với vai trò là đồng phục lớp, đồng phục trường mà nó còn trở thành đồng phục cho nhân viên tại các cơ quan, đơn vị kinh doanh, nhà hàng, quán cafe... Dù ở bất cứ hoàn cảnh và môi trường nào, áo thun đồng phục cũng phát huy tốt vai trò của mình:
- Tạo nên sự đồng bộ cho một tập thể
- Thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên với nhau
- Tạo nên văn hóa chuyên nghiệp và ấn tượng
- Truyền tải những thông điệp truyền thông không lời
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, áo thun đồng phục ngày càng khẳng định vị thế của mình trong làng thời trang. Dù là trước đây hay bây giờ, chiếc áo thun đồng phục vẫn được trân trọng bởi ý nghĩa của nó.
Áo thun đồng phục ngày càng được biến hóa đa dạng hơn để phù hợp với sự vận hành phát triển của xã hội. Song, hình ảnh và nguồn gốc ban đầu của món đồ này vẫn luôn rất được ghi nhớ. Hi vọng những thông tin chia sẻ về nguồn gốc của áo thun đồng phục mà Đồng Phục Miền Trung đã nói trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn về món đồ này.