Truyền Thuyết Giỗ Tổ Nghề May - Bà Tổ Nghề may

Ngày đăng: 02:55 PM, 21-09-2020 3,043 lượt xem

Ngày 12 tháng Chạp hằng năm, hầu hết các thợ may trong cả nước đều sắm sửa bày cúng giỗ tổ để ngưỡng vọng công đức của tổ nghề cùng các vị tiền bối đã có công to lớn lưu truyền thủ nghệ. 

Dường như ngày giỗ tổ nghề may trở thành thông lệ và tạo ra nét văn hóa của một bộ phận người lao động đối với truyền thống của cha ông. Sự lặp đi lặp lại của nghi lễ giỗ tổ giúp mọi người dễ dàng nhận biết và ghi nhớ ngày giỗ tổ. Thế nhưng không phải ai cũng biết tổ nghiệp và truyền thuyết nghề may là như thế nào? Vậy Bà tổ nghề may là ai? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay với thông tin được cập nhật dưới đây!

1. Bà Tổ Nghề May Là Ai?

Tìm hiểu qua về nghề may ai cũng biết đây là nhành nghề có truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Thế nhưng, việc xác định Tổ nghề thì lại không hề dễ. Tại vùng đất Hội An (Quảng Nam), các bậc cao niên truyền tai nhau rằng: Bà tổ nghề mayBà Nguyễn Thị Sen.

Bà tổ nghề may Nguyễn Thị Sen

Theo thần tích đền thờ tổ nghề may ở làng Trạch Xá, Tổ nghiệp nghề may là bà Nguyễn Thị Sen - một người con gái xinh đẹp, hiền thục đảm đang của làng.

Truyền thuyết kể rằng, bà Nguyễn Thị Sen là tứ phi Hoàng Hậu của Vua Đinh Tiên Hoàng trong lịch sự Việt Nam. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư còn ghi chép rõ ràng năm vị hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng có:

  • Đan Gia
  • Trinh Minh
  • Kiều Quốc
  • Cồ Quốc
  • Ca Ông

Trong 5 vị hoàng hậu đáng kính trên, Bà tổ nghề may của chúng ta chính là Tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc

Bà kết duyên cùng đức Vua nhà Đinh khi ông về vùng đất quê nhà bà để chiêu mộ hào kiệt. Vị quân vương giữa rừng hoang vu gặp được cô thôn nữ nhan sắc kiều diễm đem lòng mến mộ và mời nàng về chống Hoàng cung và truyền chiếu chỉ khắp nhân gian dâng vải lụa đến cho nàng. 

Tại kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình, Bà Nguyễn Thị Sen được phong danh hiệu Hoàng Hậu. Với tài năng, sự khéo kéo và sáng tạo, bà đã giúp các cung phi tạo ra những trang phục sang trạng và vô cùng đẹp mắt.

Đặc biệt, Tứ phi Hoàng hậu đã huấn luyện cho hoàng cung lúc bấy giờ một đội ngũ thêu thùa may vá đông đảo và lành nghề. Những cung nữ được bà dạy dỗ đã giúp cho nghề may trong cung vua phát triển mạnh mẽ. Đây là điều tuyệt vời mà trước nay chưa từng xảy ra. 

Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng mất, quyền lực chốn hậu cung chuyển về với Lê Hoàn và Dương Vân Nga, Tứ phi Hoàng Hậu Nguyễn Thị Sen cùng Công chúa Liên Hoa đã từ giãn hoàng cung Hoa Lư, trở về quê hương và bắt đầu truyền dạy nghề may cho người dân trong làng. Kể từ đó, nghề may đã được phát triển từ đời này sang đời khác, tính đến nay cũng hơn 1000 năm.

Đến khi bà mất, người làng lập đền thờ và tôn bà làm Bà tổ nghề may. Ngày 12 tháng Chạp cũng trở thành ngày giỗ tổ nghề may được biết đến như ngày nay.

2. Lễ Vật Cúng Giỗ Tổ Nghề May

Lễ cúng giỗ tổ nghề may diễn ra vào buổi sáng ngày 12 tháng Chạp hằng năm. Bàn cúng giỗ tổ được lập ở nơi khang trang nhất (thường là ở vị trí gần bàn may). Cách lập bàn thờ tổ nghề may được sơn son thếp vàng, cùng bức hoành phi với những câu thơ tôn vinh nghề may truyền thống ở Trạch Xá.

Mâm cúng giỗ tổ nghề may

Tuy vào vùng miền, khu vực, quy mô lớn nhỏ của các cơ sở may để có cách bày biện lễ vật khác nhau vào ngày giỗ Tổ nghề may. Thông thường những lễ vật bao gồm:  

  • Một cành hoa
  • Con gà
  • Đĩa trầu cau
  • Ly rượu
  • Chén nước
  • Ngoài ra, một số nơi còn chuẩn bị thêm đầu heo, heo quay nguyên con,…. 

Đối với quê hương của Bà tại làng Trạch Xá, lễ giỗ tổ nghề được tổ chức hết sức linh đình, trang trọng vì hằng năm cứ vào ngày này sẽ có rất nhiều người từ phương xa đến dâng lễ để cầu mong cho việc làm ăn của mình.

Lễ vật cúng giỗ tổ nghề may tại Làng Trạch Xá gồm mâm trái ngũ quả, hoa lay ơn, nhang rồng phụng 5 tất, đèn cầy, gạo hủ, muối hủ, trà pha sẵn, rượu nếp 420ml, nước chai 500ml, trầu cau, giấy cúng, xôi, gà luộc, heo quay con, bánh bao, bánh chưng, chả lụa...

3. Văn Khấn Cúng Tổ Nghề May 

Khi chuẩn bị xong lễ vật, lên hương đèn, chủ nhà may hay người thợ may chính sẽ ăn mặc chỉnh tề (thường là áo dài hay âu phục) làm chủ bái, khấn vái với nội dung bài cúng thể hiện lòng biết ơn công lao của vị Tổ nghề khai sáng nghề may cùng những bậc tiền hiền đã góp phần phát triển và truyền thụ nghề. Xong lễ chúng, thợ thầy cùng vui hưởng, chuyện trò và trao đổi công việc.

Ngày giỗ tổ nghề may

  • Văn khấn cúng giỗ tổ nghề may:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ……………

Cư ngụ tại………

Hôm nay là ngày 12 tháng chạp năm …………

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén nhang hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề MAY.

Con cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề MAY thương xót cho tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, tâm đạo mở mang, lộc tài tăng tiến, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Người dân làng Trạch Xá dù lập nghiệm ở phương trời nào cũng luôn yêu quý và ra sức giữ gìn nghề như một báu vật mà cha ông đã để lại. Có thể nói, nghề may được coi trọng tự hào vì có thể đem lại cho phụ nữ cái đẹp trường tồn theo năm tháng. 

Hiện nay, ngành may mặc đã có những phát triển vô cùng mạnh mẽ và nhanh chóng. Trong đó không thể không nhắc đến lĩnh vực may áo thun đồng phục (đồng phục công ty, đồng phục lớp, đồng phục nhóm...). 

Từ những kỹ thuật thủ công xưa, nghề may phát triển lên hiện đại và tiên tiến hơn. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo nhất. Nhờ vậy mà ngành may mặc của Việt Nam đã và đang dần mở rộng ra thị trường Thế giới. 

Vậy là chúng ta đã vừa biết được Bà tổ nghề may là ai cùng những câu chuyện về truyền thuyết nghề rồi nhé. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn trau dồi thêm kiến thức cho mình.