Chi Tiết Về Kỹ Thuật In Lụa Trên Áo Đồng Phục

Ngày đăng: 04:32 PM, 17-12-2019 2,307 lượt xem

Đã từng nghe nhắc đến kỹ thuật in lụa trên vải nhưng vẫn chưa hiểu rõ về nó. Đồng Phục miền Trung hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ từ A đến Z về kỹ thuật in ấn này. Đọc ngay những thông tin được chia sẻ dưới đây bạn nhé!  

1. Kỹ Thuật In Lụa Trên Vải Là Gì?

kỹ thuật in lụa trên áo đồng phục

Kỹ thuật in lụa trên vải

Kỹ thuật in lụa trên vải là một dạng trong kỹ thuật in ấn. In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau đó, khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm thì tên gọi được mở rộng như là in lưới. 

In lụa có thể in trên quần áo, các chất liệu vải như: in áo thun, in đồng phục, in quần áo đá bóng, in trên vải,... Ngoài ra, in lựa còn được dùng để in trên các chất liệu giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh, decal..  

>>> Đọc ngay: Nên Chọn Phương Pháp In Lụa Hay In Chuyển Nhiệt Trên Áo Đồng Phục

2. Nguyên Lý Của Kỹ Thuật In Lụa 

In lụa được coi đơn giản như một quá trình in màu trên giấy nến. Một phần màu mực in được thấm qua bề mặt lưới để in lên vật liệu in mà chúng ta chuẩn bị sẵn trước đó, nhưng còn một số mắt khác trên khuôn in thì được bịt kín lại bởi các hóa chất chuyên dùng. 

Mực được chọn để in lụa là mực gốc nước. Sở dĩ chọn loại mực này vì mực có mùi nhẹ, có thể pha loãng, có đặc tính mềm mại, có thể dùng cho nhiều loại vải khác nhau, mang đến hình ảnh in đẹp, sắc nét. 

Chọn mực in lụa cần căn cứ vào chất liệu vải. Nếu như vải in là vải cotton, vải cifton, vải thun 3 chiều thì mực in là mực gốc nước. Còn các loại khác có thể chọn mực chướng nước, mực trắng dẻo, mực gốc dầu…

3. Các Hình Thức In Lụa Trên Vải  

cách hình thức in lụa trên vải

Các hình thức in lụa trên vải

Kỹ thuật in lụa trên vải rất đa dạng và phong phú. Và dưới đây là 3 hình thức in ấn phổ biến nhất:

  • In mực nước: phù hợp với các loại vải áo thun màu trắng hoặc có màu. Hình thức in này có giá rẻ, hình ảnh sắc nét cùng những đường nét mảnh mai.
  • In mực dẻo: phù hợp với vải màu đen hoặc màu sậm tốt. Ưu điểm là giá rẻ, hình ảnh sắc nét, láng mịn, lâu phai.
  • In hiệu ứng: in nổi 3D, in ép nhũ, in phản quang. Hình thức này có giá thành rẻ, song hình ảnh in nổi bật, sắc nét. 

4. Các Vật Dụng Cần Cho Kỹ Thuật In Lụa Trên Vải

Trước khi tiến hành kỹ thuật in lụa trên vải, chúng ta cần phải chuẩn bị một vài thứ như sau: 

  • Cái đầu tiên phải kể đến, không thể thiếu đó chính là lụa: lụa là vật liệu không thể thiếu để làm ra sản phẩm in ấn bằng kỹ thuật lụa. Mỗi lần in, cần phải lựa chọn loại vải lụa phù hợp với tính năng và thích ứng được với vật liệu cần in ấn.
  • Khung lụa: Khung lụa được dùng để căn lụa làm chế bản lụa và in lụa, là công cụ vô cùng cần thiết trong in lụa. Khung thường được làm bằng gỗ hoặc nhôm.
  • Bàn in lụa: Bàn in lụa có 2 loại, loại thường và loại đa năng. Loại đa năng làm bằng sắt, có lò xo để điều chỉnh cao thấp phục vụ cho việc in các vật liệu dày mỏng khác nhau, loại thường làm bằng gỗ, mặt bằng kính. 
  • Bên cạnh những nguyên liệu chính kể trên, in lụa còn cần phải có dao gạt mực, máng tráng keo, dung dịch cảm quang (hay còn gọi là keo chụp bản) để có thể có được một sản phẩm tốt nhất có thể. 

5. Cách In Lụa Trên Vải

Cách in lụa trên vải được thực hiện với quy trình như sau:

Bước 1: Xuất phim

Mỗi màu in với kích thước khác nhau sẽ được xuất một phim in khác nhau.

Bước 2: Chuẩn bị khung in và pha keo

Khung in có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Trước khi đổ mực lên khung in, khung cần đảm bảo sạch sẽ và khô ráo. 

Bước 3: Chụp bản mẫu

Phim sau khi xuất ra sẽ được tiến hành chụp ảnh.

cách in lụa trên vải

Cách in lụa trên vải

Bước 4: Pha mực

Tùy vào vật liệu in mà sử dụng loại mực thích hợp: mực gốc nước, mực gốc dầu.

>>> Tìm hiểu kỹ hơn về cách pha mực in lụa trên vải cùng xưởng in đồng phục Đà Nẵng

Bước 5: In thử

Vải in thử được trải phẳng ra bàn in:

  • Vải màu trắng, sáng thì không cần in lớp chống nhiễm
  • Vải màu tối thì cần thực hiện in một lớp chống nhiễm. Lớp chống nhiễm này cũng được thực hiện với các thao tác tương tự như trên (từ xuất phim đến chụp bản) 

Sau đó, thợ in sẽ đổ mực cần in lên khung in đã có chụp bản, rồi dùng miếng gạt để cho mực thấm hết vào vải qua khung in. Sau đó dùng máy sấy để sấy khô mực vừa in.

Bước 6: In hàng loạt

Nếu mẫu in thử đạt chất lượng thì tiến hành in hàng loạt sản phẩm với số lượng lớn. Công đoạn in thử rất quan trọng vì nó sẽ giúp phát hiện những lỗi sai cần phải khắc phục trước khi in hàng loạt. 

Bước 7: Vệ sinh khung

Sau khi quá trình in hoàn tất, người thợ sẽ gỡ phim ra, đem khung in đi rửa sạch và phơi khô.

6. Đánh Giá Kỹ Thuật In Lụa Trên Vải

Đối với nhu cầu in ấn trên vải nói chung, in trên quần áo... khách hàng thường có nhiều sự lựa chọn về kỹ thuật in. Mỗi kỹ thuật có những ưu nhược điểm khác nhau. Việc hiểu được từng kỹ thuật in sẽ giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn được công nghệ phù hợp nhất với nhu cầu của mình. 

Dưới đây là những ưu nhược điểm của kỹ thuật in lụa trên vải bạn nên biết để đưa ra quyết định nên lựa chọn hay không:

Ưu điểm: 

  • Có thể in được mọi loại vải: áo thun, áo đồng phục, áo đá banh
  • Giá thành in ấn rẻ, đặc biệt với số lượng lớn
  • Màu in không bị lệch theo màu áo
  • Hình in sắc nét, bền đẹp

Nhược điểm:

  • Kỹ thuật in lụa bị giới hạn màu sắc in và hường chỉ in được màu đơn sắc.
  • Độ bền hình in phụ thuộc vào chất lượng mực in
  • Chất lượng hình in phụ thuộc vào tay nghề thợ in

Hy vọng rằng bài viết này sẽ đem đến cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về kỹ thuật in lụa trên vải. Đừng quên theo dõi những chia sẻ khác trong các bài viết tiếp theo nhé! Nếu bạn có nhu cầu in đồng phục, in áo thun theo yêu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn hỗ trợ tận tình nhé!

>>> Liên hệ in áo theo yêu cầu tại Đà Nẵng