3 Cách Phân Biệt Các Loại Vải Thun Đơn Giản & Chính Xác Nhất

Ngày đăng: 10:55 AM, 23-06-2020 1,728 lượt xem

Bạn có rất nhiều sản phẩm được làm từ chất liệu vải thun xinh đẹp và rất hợp ý trong tủ đồ của mình. Vậy đã có bao giờ bạn tự hỏi chiếc áo thun của mình có chất liệu vải như thế nào? Nó có giống với các chất lượng khác hay không? Làm thế nào để phân biệt các loại vải thun đó? 

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách phân biệt các loại vải thun thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Cùng đọc ngay nhé!

1. Vải Thun Là Gì?

phân biệt các loại vải thun

  • Vải thun là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với ưu điểm nổi bật là khả năng co giãn tốt và bền đẹp. 
  • Vải thun được cấu thành từ 2 loại sợi là cotton (từ cây bông) và sơi PE tổng hợp. Tùy vào tỉ lệ thành phần khác nhau mà vải sẽ có những đặc tính khác nhau về độ co giãn và thông thoáng. 
  • Vải thun phổ biến nhất trên thị trường có: thun 100% cotton, thun 65% cotton, thun 35% cotton và vải thun PE. Đọc tiếp những thông tin dưới đây để biết cách phân biệt các loại vải thun bạn nhé!

>>> Sau đây, Đồng Phục Miền Trung sẽ hướng dẫn các bạn phân loại các loại vải thun thông dụng hiện nay trên thị trường để có sự lựa chọn đúng đắn nhất. Cùng tìm hiểu ngay nào!

2. Phân Biệt Các Loại Vải Thun Dựa Theo Độ Co Giãn

Với cách phân biệt này, người ta chia vải thun thành 2 loại: co giãn 2 chiều và co giãn 4 chiều. Tùy theo độ co giãn khác nhau mà bạn có thể chọn cho mình loại vải phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

phân biệt vải thun theo độ co giãn vải

Vải thun 2 chiều

  • Là loại vải thun chỉ có thể kéo giãn theo 2 chiều nếu dùng lực tay tác động lên vải. Vải hoặc chỉ có thể co giãn chiều ngang hoặc co giãn chiều dọc. 
  • Có thể nói loại vải này không có độ đàn hồi co giãn tốt như vải thun 4 chiều nhưng giá thành vải rẻ hơn rất nhiều.

Vải thun 4 chiều

  • Là loại vải có thể kéo giãn 4 chiều khi tác động lực kéo trực tiếp lên vải. Vải thun 4 chiều thường được ưa chuộng để sản xuất các loại trang phục thể theo bởi khả năng đàn hồi tốt, độ co giãn cao. 
  • Chính vì những ưu điểm vượt trội của mình nên loại vải thun này có giá thành đắt hơn các loại khác. Đây cũng là chất liệu được Đồng Phục Miền Trung sử dụng chủ yếu trong dịch vụ in áo thun theo yêu cầu tại Đà Nẵng

3. Phân Biệt Các Loại Vải Thun Dựa Theo Tỉ Lệ % Thành Phần Trong Vải

Một cách phân biệt các loại vải thun khác cũng được áp dụng phổ biến. Tỉ lệ phần trăm sọi cotton và sợi pha tổn hợp khác nhau sẽ tạo nên các chất liệu khác nhau với đặc trưng về độ bền và khả năng thấm hút riêng. 

  • Sợi cotton có đặc trưng thoáng mát, thấm hút ẩm tốt nên vải thun có tỉ lệ cotton càng cao thì càng thích hợp để may các trang phục cho ngày hè. Nhưng cũng đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ đắt hơn. 
  • Sợi PE với tỉ lệ càng cao thì càng khó thấm hút mồ hôi. Tuy nhiên, vải polyester có ưu điểm là chống nhăn nhàu hiệu quả và độ bền cao.  

Phân chia các loại vải thun dựa trên tỉ lệ sợi cotton và sợi PE bao gồm các loại sau: 

Vải thun 100% cotton

  • Là loại vải được dệt từ 100% xơ cenlulozơ thu hoạch từ cây bông tự nhiên.
  • Ưu điểm của vải: khả năng thấm hút chất ẩm tốt, đem lại cảm giác thoáng mát, mềm mịn cho người mặc. Thành phần có nguồn gốc tự nhiên nên vải không gây kích ứng da. Thích hợp để may các trang phục cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, những ai hay đổ mồ hôi và thường xuyên vận động ngoài trời.
  • Nhược điểm: Vải thun 100% cotton có giá thành cao, rất dễ bị nhăn, form không cứng cáp nên khó giữ nếp. Độ bền của vải cũng không tốt như vải thun có pha thêm sợi PE tổng hợp.
  • Cách phân biệt loại vải cotton 100%: vải có màu sắc khá trầm, khi chạm vào bề mặt cảm giác mềm mịn, vò nhẹ không để lại nếp nhăn nhàu. Nếu cho vào nước vải ướt rất nhanh, diện tích loang nước lớn. Có thể mang vải đi đốt, vải chát cho tàn tro màu xám, khi đốt có mùi giấy cháy. 

phân biệt vải thun theo tỉ lệ phần trăm thành phần trong vải

Vải thun CVC (65% cotton, 35% PE) 

  • Vải thun CVC có thành phần cấu thành với tỉ lệ 65% sợi cotton và 35% sợi tổng hợp PE. Đây là loại vải được nhiều khách hàng ưa chuộng hàng đầu hiện nay.
  • Ưu điểm vải: độ thoáng mát cao, form vải cứng cáp hơn vải thun 100% cotton. Thành phần có sợi cotton 65%, vải CVC có giá thành rẻ hơn vải thun cotton 100% . 
  • Nhược điểm: Giá thành vẫn khá cao so với các loại khác
  • Mẹo phân biệt vải thun CVC: phân biệt bằng cách cắt một mảnh vải CVC nhỏ và đem đi đốt. Sợi CVC khi cháy sẽ có mùi nhựa và khả năng bắt lửa rất nhanh. Vải CVC cũng thấm nước khá nhanh. Khi giặt vải ít bị nhàu hơn so với vải thun 100% cotton. 

Vải thun tixi (35% cotton, 65% PE)

  • Loại vải thun này có tỉ lệ cấu thành từ 35% sợi cotton và 65% sợi PE. Do tỉ lệ sợi polyester cao nên vải hầu như không nhăn khi giặt và có độ bền được đánh giá khá cao. Chất vải này có khả năng thấm hút khá và thoáng mát khi mặc, giá thành cũng hợp túi tiền hơn các loại vải trên.
  • Cách phân biệt vải thun tixi: cắt một mảnh vải tixi nhỏ mang đi đốt, khi cháy vải có mùi nhựa rất nồng, tro cháy bị vón cục và không tan khi vò. Nếu nhúng vải vào nước sẽ thấy vải thấm rất chậm.  

Vải thun PE (100% polyester)

  • Vải thun PE hay còn được gọi là vải nylon, với thành tỉ lệ 100% sợi Polyester tổng hợp.
  • Ưu điểm vải: độ bền cao, không nhăn nhàu, form vải đứng, không bám bụi. Đặc biệt, giá thành vải khá rẻ trong tất cả các loại vải thun. Khuyết điểm: vải có khả năng thấm hút mồ hôi và độ co giãn kém
  • Cách phân biệt vải thun PE: cắt một mảnh vải mang đi đốt, vải thun PE khó bắt lửa, khi cháy vải xoắn lại thành cục và có mùi nhựa cháy. Tro vải thun PE không tan khi vò. Nếu cho vải PE nhúng vải vào nước sẽ thấy vải thấm rất chậm và cũng không bị nhàu khi vò mạnh 

4. Phân Biệt Các Loại Vải Thun Dựa Theo Cách Dệt Vải

phân biệt vải thun theo cách dệt vải

Bên cạnh 2 cách phân biệt vải thun kể trên, xét về cách dệt vải cũng giúp phân biệt vải chính xác. Hình thức dệt khác nhau sẽ quyết định nên bề mặt vải. Có 2 hình thức dệt cơ bản nhất là: phương pháp dệt thun bao gồm dệt thun trơn (dệt single), dệt kiểu cá mập và dệt kiểu cá sấu. Bên cạnh đó cũng có kiểu dệt khác như: thun dệt da cá, thun dệt mè.

  • Vải thun trơn (dệt kiểu single): là loại thun rẻ nhất trên thị trường với bề mặt vải mềm mịn, rất được ưa chuộng để may áo thun.
  • Vải thun cá sấu: loại vải có mắt lưới dệt to hơn vải thun trơn, vải có độ nhám khi sờ và khả năng thấm hút tốt.  
  • Vải thun cá mập: loại vải thun dệt kim có mắt lưới dệt to hơn so cả vải thun cá sấu nên bề mặt vải trông thô ráp và nhám hơn khi sờ vào. Chất vải này có giá thành thất hơn và độ đàn hồi cũng kém hơn vải thun cá sấu.  

5. Phân Biệt Các Loại Vải Áo Thun Bằng Phương Pháp Nhiệt Học

phân biệt các loại vải áo thun

Sử dụng phương pháp nhiệt học để phân biệt các loại vải áo thun cũng là một gợi ý hiệu quả:

  • Vải cotton 100% rất dễ cháy, lửa cháy rất dịu, đồng thời có mùi giống mùi giấy đang cháy. Khi cháy xong tro sẽ rất dễ tan ra, không bị vón cục.
  • Vải PE hoặc Poly khi cháy có ngọn lửa nhấp nhô không đều, có mùi khét của cao sư, không có tàn tro mà bị co lại và bị vón cực rất cứng.
  • Vải cotton 65/35 khi cháy lửa hơi nhấp nháy, tro cháy có vón cục nhưng khi dùng tay xoa nhẹ có tro tan ra.
  • Vải sợi bông cháy nhanh có ngọn lửa vàng, có mùi tựa như đốt giấy, tro có màu xám đậm.
  • Tơ tằm cháy chậm hơn bông, khi đốt sợi tơ co lại thành cục, cháy có mùi khét như đốt tóc, tro bị vón lại thành cục nhỏ màu nâu đen, lấy ngon tay bóp thì tan ra.
  • Len lông cừu bắt chát không nhanh, bốc khói và tạo thành những bọt phồng phồng, tro vón cục lại, có màu sắc đen hơi óng ánh và giòn, bóp tan ra ngay, có mùi như tóc cháy.
  • Sợi vitco bắt chát nhanh và có ngọn lửa vàng, có mùi giấy đốt, rất ít tro và có màu sẫm.
  • Sợi axetat khi đốt có hoa lửa, bắt cháy chậm và chát thành giọt dẻo màu nâu đậm, tro vón cục màu đen, dễ bóp nát.
  • Sợi poliamit/nilon khi đốt không chát thành ngọn lửa mà co vón lại và chát thành từng giọt dẻo màu trắng, có mùi rau cần, khi nguội biến thành cục cứng màu nâu nhạt khó bóp nát. 

Vậy là Xưởng in đồng phục Đà Nẵng chúng tôi vừa chia sẻ cho bạn cách phân loại các loại vải thun phổ biến nhất trên thị trường rồi nhé. Hy vọng bạn đã “bỏ túi” được nhiều thông tin bổ ích và chọn mua được vải thun chuẩn nhất phù hợp với nhu cầu của mình!

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, vải thun được sử dụng khá nhiều trong nhu cầu may đồng phục công ty, đồng phục quán cafe, đồng phục lớp.... Vậy, doanh nghiệp, công ty hay trường học của bạn đã có dự định may áo thun theo yêu cầu và in thêu logo lên áo để quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình chưa nào? Nếu bạn vẫn còn lo lắng vì chưa có được những thông tin cần thiết về chất liệu vải, mẫu mã thiết kế áo và giá thành sản phẩm. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tận tình nhé

Xưởng In Đồng Phục Đà Nẵng

Hotline: 0905016801

Email: kinhdoanh.bici.vn@gmail.com