Vải canvas hay còn có tên gọi khác là vải bố là một trong những chất liệu khá quen thuộc với người tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, câu hỏi về chất liệu vải canvas là gì thì khá nhiều người lại chưa thể trả lời ngay.
Nếu bạn cũng cần biết thêm kiếm thức về em này, hãy dành ra ít phút cùng Xưởng in đồng phục áo lớp chúng tôi đọc ngay những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chất Liệu Vải Canvas Là Gì?
Vải canvas là tên gọi của những loại vải được dệt từ cây gai dầu, vải này được thị trường biết đến với một cái tên khác là vải bố.
Tên gọi canvas có từ rất lâu bắt nguồn từ "canabis" trong tiếng Ả Rập với nghĩa la tinh là cây gai dầu. Giai đoạn đầu, cây gai dầu là nguyên liệu chính để dệt nên vải canvas.
Với việc công nghệ hóa ngày càng phát triển, việc dệt vải dần trở nên nhanh hơn và đa dạng vật liệu hơn trước. Hiện nay chất liệu vải chủ yếu được làm từ bông hoặc vải lanh, pha lẫn với polyvinyl clorua (PVC). Sự kết hợp này tạo sự kết dính cho vải độ bền và tăng cao khả năng chống thấm nước, hơn hẳn các loại vải thông thường khác.
Sợi vải canvas được dệt thủ công hoặc bằng máy dạng lưới có độ bền chắc chắn được đánh giá cao. Nhờ những đặc tính ưu việt mà ngay từ khi ra đời, vải canvas đã được ứng dụng nhiều trong đời sống.
Nguồn gốc vải canvas:
- Có thể nhiều người chưa biết, cây gai dầu chính là nguồn cung cấp sợi sớm nhất trên thế giới. Người Trung Quốc đã tạo ra vải từ chính cây gai dầu vào khoảng năm 3000 TCN. Họ cũng dùng sợi từ cây gai dầu để tạo ra dây thừng.
- Đến khoảng năm 1500 TCN, người Ấn Độ đã thêm bông vào dệt cùng sợi gai dầu. Tiếp đến thể kỷ VIII, Saracens và Moors đã mang bông từ Bắc Phi đến châu Âu. Từ đó, ở Barcelona và Venice, bông được thêm vào quá trình dệt vải để tạo ra buồm cho các con thuyền.
- Đầu thế kỷ thứ 20, công ty J.Edmond & Sons của Mỹ đã sử dụng Canvas vào để sản xuất các loại băng chuyền và một số chi tiết ghép nối trong bánh xe nước.
Phương pháp dệt riêng biệt của vải canvas
- Vải canvas được làm ra từu cách dệt chặt các sợi với nhau theo phương pháp dệt trơn hay dệt ngay. Đó là kiểu dệt rất cơ bản. Các sợi dọc được giữ cố định trên khung dệt, trong khi các sợi ngang sẽ được đan lồng ghép vào nhau theo nguyên tắc xen kẽ.
- Các loại sợi dệt vải canvas thường có kích thước to và nặng hơn các sợi vải thông thường. Trọng lượng sợi và kỹ thuật dệt trơn tách biệt vải với các loại vải cotton khác.
2. Đặc Điểm Của Vải Canvas
Đặc điểm của vải canvas nổi bật nhất là khả năng chống nước tốt nên được sử dụng nhiều trong sản xuất: tranh, túi vải, gối, balo, giày...
Thành phần của vải canvas là cotton nên độ bền cao và tốt theo thời gian. Vải đa phần dệt theo cấu trúc dệt ngang và độ khít vải có thể được điều chỉnh theo ý muốn người làm.
➤ Bạn chưa biết về chất liệu cotton? Hãy tìm hiểu chi tiết về chất liệu vải này tại đây: Chất liệu cotton là gì?
Bề mặt vải canvas có khả năng tiếp nhận mực in tốt nên thị trường thường chọn làm chất liệu để may nhiều sản phẩm thời trang và trong tiêu dùng.
Vậy vải Canvas có chống thấm nước không?
Đây là câu hỏi khá nhiều người tò mò. Vấn đề chống nước của vải canvas được đánh giá tốt bởi lí do:
- Dệt vải canvas người ta thường dệt bằng sợi cotton với mức độ điều chỉnh khoảng 65/35. So với vải canvas thông thường, bạt canvas dệt với mật độ dày hơn nên có khả năng chống nước tốt hơn.
- Chính vì vậy mà vải canvas thường là nguyên liệu phổ biến dùng làm cánh buồm, lều, bạt, quần áo mưa...
3. Ưu Nhược Điểm Của Vải Canvas
Có thể tổng hợp lại những ưu điểm của vải canvas như:
- Độ bền ưu việt với khả năng chống thấm nổi bật cho người sử dụng hiệu quả hơn.
- Giữ màu nhuộm trên vải tốt ngay cả trong điều kiện môi trường khắc nghiệt cũng không làm thay đổi màu vải
- Dễ dàng kết hợp thêm các chất hóa học để tăng cường tính chất tự nhiên của vải.
- Vải nhẹ và rất dễ vệ sinh khi bẩn
- Nguồn gốc từ 100% sợi cototn nên lành tính và an toàn cho người dùng, không gây độc hại
- Có nhiều gam màu phù hợp với tiêu chí thẩm mỹ và người dùng nên rất được ưa chuộng cho nhu cầu tiêu dùng.
Bên cạnh nhiều ưu điểm thì vải canvas cũng có những hạn chế như:
- Vì chất vải khá dày nên khi giặt sẽ lâu khô hơn những loại vải khác như cotton, lụa...
- Không chịu được những vật có tải trọng lớn, sắc nhon và cứng
- Khả năng thấm hút tốt nên tuổi thọ sản phẩm không cao
4. Một Số Loại Vải Canvas
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải canvas khác nhau. Tùy thuộc vào những đặc tính riêng mà từng loại sẽ được lựa chọn sử dụng cho những mục đích khác nhau.
Các loại vải canvas đang được sử dụng phổ biến trên thị trường:
- Vải canvas cotton: một trong những loai vải canvas phổ biến nhất có kết hợp với sợi bông
- Vải canvas lanh: nguyên liệu để dệt vải lanh cũng có thể dệt được vải canvas nhưng giá thành của chúng thường gấp 2 đến 3 lần so với vải cotton.
- Vải canvas hemp: có nguồn gốc từ cây "gai dầu", vải có ưu điểm hơn vải cotton, bao gồm cả khả năng chống nấm mốc.
- Vải canvas tổng hợp: các loại sợi tổng hợp phổ biến được sử dụng để tạo ra vải canvas bao gồm polyester và nylon.
5. Cách Nhận Biết Vải Canvas/ Vải Bố
Vải canvas có đặc tính riêng rất dễ để nhận biết. Chỉ cần sờ bằng tay hay nhìn bằng mắt là đã có thể nhận biết được. Dưới đây là một số cách nhận biết vải bố mà bạn có thể áp dụng:
Nhận biết vải canvas bằng mắt
- Chất vải canvas được dệt từ sợi gai dầu nên khi chưa sơ chế chất vải rất thô, cứng. Chỉ cần nhìn bằng mắt cũng có thể nhận biết dễ dàng.
- Để xác định chính xác hơn, có thể dùng tay sờ trực tiếp lên bề mặt vải để nhận biết: chất vải thô, cứng chứ không mềm mại những hầu hết những chất liệu khác.
Nhận biết bằng cách đốt
- Đối với vải bố canvas được dệt từ sợi tổng hợp như PE và Nilon thì khi đốt sẽ ngửi thấy mùi nhựa và khi chát sẽ bị vón cục, không có tro.
6. Ứng Dụng Của Vải Canvas Hiện Nay
Với những ưu điểm vượt trội của mình, không lạ gì khi ứng dụng của vải canvas vô cùng đa dạng.
Ứng dụng trong mặt hàng gia dụng, đồ trang trí nội thất
- Đặc tính vải canvas bề, chống nước, kháng nấm mốc và khả năng chống tia UV nên được dùng để may rèm, cánh buồm và các vật dụng trong gia đình như bao bì, khăn trải bàn....
- Vải bố kiểu thô, dày dùng may rèm cửa có khả năng cản nắng và cản các tia độc hại khá tốt.
- Ngoài ra, vải bố may thành khăn trải bàn trong các quán cafe, trong bếp... mang lại sự ấm áp cho không gian.
Ứng dụng trong thời trang
- Vải canvas trong thời trang được dùng làm túi xách, balo, giày dép... được nhiều người yêu thích.
- Với công nghệ nhuộm màu vải phát triển như hiện nay, vải canvas đã có thêm nhiều màu sắc tiện cho thiết kế hơn trước. Cùng với đó là xu hướng thời trang vintage, retro của giới trẻ cũng khiến cho chất liệu này ngày càng phổ biến hơn.
Ứng dụng làm tranh thêu
- Hiện nay tranh được vẽ bằng vải Canvas vẫn rất phổ biến, giá thành có phần rẻ hơn, thông dụng, được làm thành tranh trang trí trưng bày trong nhà. Vải canvas phổ biến dùng để thêu tranh chữ thập.
Trong một số lĩnh vực khác
Trong một số lĩnh vực khác, vải canvas được dệt bằng cách pha trộn thêm nhiều loại sợi khác để tạo nên nhiều sản phẩm hữu ích cho đời sống:
- Quần áo, găn tay bảo hộ lao động.
- Quần áo đồng phục cho các môn võ thuật
- Vải Canvas dùng làm dù nhảy trong việc nhảy dù
- Vải Canvas làm bạt che, vải che nông nghiệp
7. Phương Pháp Làm Sạch Các Vật Dụng Bằng Vải Canvas
Vừa rồi là những thông tin về nguồn gốc, công dụng của vải canvas. Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phương pháp làm sạch loại vải này.
Phương pháp làm sạch vải canvas có thể thực hiện theo các bước sau:
- Làm sạch vải bằng bọt biển và nước. Nên chú ý xoa nhẹ nhàng trên tấm vải và không nên chà xát ở những vùng không có vết bẩn.
- Ngâm vải trong nước lạnh rồi pha xà bông để ngâm vải trong vòng 5 phút. Sau đó lấy vải ra giặt với nước lạnh.
- Sau cùng, tiến hành phơi khô vải trên bề mặt cứng. Tuyệt đối không được vắt vải mà chỉ để khô tự nhiên, không được sấy hay dùng bàn ủi vì có thể làm hư sợi vải.
- Có thể dùng thuốc tẩy khi giặt những vết bẩn cứng đầu khó giặt, tuy nhiên không sử dụng chất có tính tẩy mạnh vì chúng ảnh hưởng không tốt đến vải.
8. Những Lý Do Nên Chọn Vải Canvas Để In Ấn
- Độ dày và dai của vải canvas chắc chắn, mặt vải mịn có khả năng thấm mực tốt giúp cho hình ảnh có màu sắc rõ nét sau khi in.
- Canvas có trọng lượng siêu nhẹ, dễ dàng cuộn lại để di chuyển và có thể dễ dàng bảo quản, lưu trữ mà không lo ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết.
- Kích thước vải canvas rất đa dạng với nhiều khổ khác nhau, nên có thể ứng dụng cho nhiều sản phẩm trong cuộc sống.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chất liệu vải canvas, hi vọng bạn đã có thể trả lời được câu hỏi vải canvas là gì cũng như hiểu được ưu nhược điểm và ứng dụng của chất liệu này. Nếu bạn có thông tin khác muốn chia sẻ hoặc muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy liên hệ với chúng tôi qua các địa chỉ sau:
Xưởng Áo Đồng Phục Đà Nẵng
Hotline: 0905016801
Email: kinhdoanh.bici.vn@gmail.com