Mực in gốc nước và mực in gốc dầu là 2 loại mực được sử dụng chủ yếu trong kỹ thuật in lụa. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và chất liệu in ấn mà cơ sở in sẽ lựa chọn loại mực sao cho phù hợp nhất. Nội dung bài viết hôm nay sẽ phân biệt và so sánh 2 loại mực này. Cùng tham khảo ngay bạn nhé!
1. Mực In Gốc Nước Là Gì?
Mực in gốc nước còn gọi là mực nước hay water-based-ink. Loại mực này thường có đặc tính hòa tan trong nước dễ dàng ở 50-60 độ C và khó tan ở nhiệt độ thấp hơn 25 độ C. Tại thị trường Việt Nam có các loại mực gốc nước phổ biến được sử dụng nhiều như: Matsui, ColorLab, Silkflex, Shinakamura, Furukawa, CSC,…
Mực nước dùng in trực tiếp lên các vật liệu có nguồn gốc từ cellulose như vải sợi bông, vải lục, mây tre... Với loại mực này chỉ cần để khô tự nhiên mà không cần qua xử lý nhiệt hay ánh sáng. Nếu dùng mực nước in trên các chất liệu khác như gỗ, giấy carton, mực thường dùng đã được pha sẵn màu. Nếu in trên vải sẽ là màu cốt bán riêng.
Nhóm mực này được sử dụng phổ biến nhất trong ngành in vải. Trong đó, người ta chia thành 2 loại:
- Bóng dẻo: là mực tạo bề mặt gồ lên vải
- Hàng nước: là mực thấm xuống nền vải.
Ưu điểm:
- Các bản in đẹp sắc nét, màu sắc tươi sáng, chất lượng
- Sản phẩm in rất bền màu và không bị bong tróc khi giặt.
- Giá thành thấp, chi phí trên mỗi bản in thấp hơn so với dòng mực in chính hàng.
- Loại mực này không có mùi, thân thiện với môi trường và người sử dụng.
Nhược điểm:
- Mực in xong dễ bị lem hoặc nhòe khi gặp nước, không có khả năng kháng nước.
- Chỉ phù hợp với bản in sử dụng ngắn ngày (khoảng 4-6 tháng) vì mực sẽ bắt đầu phai mờ theo thời gian.
>>> Khắc phục nhược điểm: khắc phục tình trạng dễ bị lem và nhanh bay màu bằng cách dùng máy cán màng hoặc máy ép plastic để các hình ảnh trên bản in sử dụng được lâu hơn mà không lo bị tác động bởi môi trường.
>>> Bạn muốn tìm một địa chỉ in áo thun tại Đà Nẵng chuyên nghiệp? Hãy liên hệ in áo theo yêu cầu tại Đà Nẵng để sở hữu ngay mẫu áo đẹp mang phong cách riêng của mình nhé!
2. Mực In Gốc Dầu Là Gì?
Là loại mực được điều chế từ dầu mỏ nên có mùi dầu. Mực in gốc dầu có độ bám cao nên được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực in ấn như: in tem nhãn kim loại, in tranh, in lụa, in logo...
Dù vậy, mực in gốc dầu có tỷ lệ độc hại cao hơn mực nước. Trong in ấn thường phân cấp độ độc hại từ không chì (lead free), không kim loại nặng (nonmental), không phthalate (phthalate free) hay không formaldehyde (formadehyde free)... Tùy theo các nước khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau về độ độc hại để bảo vệ cho người dùng.
Ưu điểm:
- Cho bản in đẹp, bền màu, lâu phai, phù hợp in các tài liệu quan trọng cần được giữ gìn lâu dài.
- Có khả năng kháng nước, không bị lem khi gặp nước.
- Để lâu không sợ phai màu.
Nhược điểm:
- Tính độc hại và không thân thiện với môi tường như mực nước.
- Hình ảnh in ra không đẹp sắc nét như mực nước
- Chi phí thay mực dầu cao hơn so với mực nước
- Thành phần chứa chất keo UV - là tác nhân gây nghẹt dầu phun của máy in.
>>> Khắc phục nhược điểm:
- Trong quá trình sử dụng có thể phủ thêm một lớp khăn mỏng lên bộ tiếp mực, tránh cho bụi bẩn hay tạp chất bám vào làm ảnh hưởng đến hệ thống mực
- In thường xuyên để mực được chảy đều và không bị khô. Nếu nhu cầu in ít khoảng 1-2 ngày nên test 1 bản in màu để tránh bị nghẹt mực ở đầu phun.
- Trung bình thời gian khoảng 6 tháng 1 lần, hãy vệ sinh máy in và thay bộ hệ thống tiếp mực để tránh mực cặn còn động lại làm nghẹt đầu phun máy in.
Mực gốc dầu có nhiều loại, sự đa dạng này chủ yếu bởi qua cách xử lý trung gian khác nhau. Các loại mực in gốc dầu phổ biến hiện nay có:
Mực in plastisol (gốc dầu nhẹ)
- Rất khó nhận biệt gốc dầu nếu ngửi, nhưng khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì sẽ lộ ra gốc dầu.
- Mực này tạo bề mặt đẹp, bám tốt hơn mực nước, bóng hơn và có thể làm mờ tùy ý người dùng.
- Mực phải được xử lý nhiệt sau khi in xong ở 160 độ C trở lên trong thời gian tối thiểu là 10 giây tùy vào độ dày vì nếu không xử lý nhiệt mực sẽ bở ra.
Mực pigment UV
- Là loại mực kháng nước gốc dầu, được tăng cường thành phần UV tạo độ bền màu chống tia cực tím, làm cho hình ảnh in bền bỉ, lâu phai màu.
- Ưu điểm: bền màu, lâu phai, hình ảnh đẹp sắc nét, in được trên nhiều chất liệu giấy, độ mực dẫn tốt và không gây hại cho đầu phun.
3. So Sánh Mực In Gốc Nước Và Mực In Gốc Dầu
Chọn mực in gốc nước hay mực in gốc dầu? Mỗi loại mực có ưu và nhược điểm riêng phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau.
Giống nhau:
Cùng là mực in trên vải và được sử dụng phổ biến trong in lụa
Khác nhau:
1. Về thành phần hóa học:
- Mực Plastisol là mực gốc dầu nhẹ. được chế biến từ dầu mỏ.
- Mực nước in lụa chế biến từ nhiều hóa chất khác không chứa dầu.
2. Về đặc điểm vật lý:
- Độ bóng: mực gốc dầu thường có độ bóng hơn mực nước. Khi in mực nước muốn bóng người ta phải dùng lớp bóng silicon gốc nước phủ lên.
- Mềm dẻo: mực dầu mềm dẻo hơn mực nước
- Bay hơi: mực nước nhanh bay hơi hơn nên dễ bị nghẹt bản.
- Bám dính: khi dùng đúng kỹ thuật và loại vải, mực dầu bám dính tốt hơn mực nước.
3. Về đặc điểm sinh học: mực nước thường có độ an toàn hơn cho người in, người sấy và người mặc áo khi so sánh với mực gốc dầu
4. Về hình thức: mực dầu đã có sẵn các màu trong mực trong khi mực nước thường tách các thành phần mực ra khỏi chất màu picment.
>>> Kết luận: Như vậy, nếu cần bản in chất lượng tốt, bền màu, lưu giữ được trong thời gian dài thì nên sử dụng mực in gốc dầu. Ngược lại, nếu cần bản in đẹp, hình ảnh sắc nét, màu sắc tươi sáng sống động, chi phí thấp và không cần lưu giữ trong thời gian dài thì nên chọn mực in gốc nước.
Thông tin trên về mực in gốc nước và mực in gốc dầu được Xưởng in đồng phục áo lớp tại Đà Nẵng tổng hợp và chia sẻ. Nếu bạn có thắc mắc nào hoặc cần tư vấn in áo thun theo yêu cầu, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây nhé:
Xưởng In Đồng Phục Đà Nẵng
Hotline: 0905016801
Website: https://dongphucmientrung.vn/
Email: kinhdoanh.bici.vn@gmail.com